Bán vàng có thể mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng cũng có rủi ro khi không có các giấy tờ quan trọng. Hãy tìm hiểu các bước để bán vàng an toàn với hóa đơn và giấy bảo hành.
Bán vàng có thể mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng cũng có rủi ro khi không có các giấy tờ quan trọng. Hãy tìm hiểu các bước để bán vàng an toàn với hóa đơn và giấy bảo hành.
Chọn địa chỉ bán vàng an toàn
Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định rằng chỉ có thể mua bán vàng cho các cá nhân hoặc tổ chức tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh mua bán vàng. Nên bán vàng tại địa chỉ đã được cấp giấy phép kinh doanh vàng. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bạn và có mức giá tốt nhất. Bạn không nên bán vàng tại địa chỉ tự phát, không có giấy phép kinh doanh, có thể mức giá cao hơn nhưng bạn sẽ không được bảo vệ quyền lợi hợp pháp theo quy định.
Hóa đơn và giấy bảo hành là tài liệu quan trọng
Khi bán vàng, hóa đơn là tài liệu quan trọng để xác nhận địa chỉ mua, chủng loại, nguồn gốc, chất lượng, khối lượng và giá trị vàng được mua. Do đó, người mua phải lưu giữ cẩn thận hóa đơn bán vàng để cung cấp cho đơn vị mua khi bán số vàng đó.
Ngoài ra, khi mua vàng tại các cơ sở uy tín (PNJ, SJC...) khách hàng còn được cung cấp thêm giấy bảo hành, giấy thu hồi sản phẩm... Những loại giấy tờ này có tác dụng bảo đảm quyền lợi cho người mua như được bảo hành định kỳ, được thu hồi với giá hấp dẫn...
Không có hóa đơn sẽ gây rủi ro và mất lợi nhuận
Vàng không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và giá trị tiềm ẩn những rủi ro nhất định cho người mua như mua phải vàng giả, vàng nhái, vàng thiếu khối lượng... Vì vậy, khi bạn bán vàng không có giấy tờ, người mua thường sẽ đề xuất mức giá thấp hơn so với khi bạn cung cấp được đầy đủ giấy tờ, giá trị chênh lệch được tính là khoản lỗ của bạn. Khoản lỗ này là bao nhiêu phụ thuộc vào chính sách của từng đơn vị thu mua vàng.
Mua và bán vàng tại cùng một thương hiệu để đảm bảo lợi nhuận
Bạn hoàn toàn có thể mua vàng ở tiệm này và bán cho tiệm khác. Tuy nhiên, để đảm bảo nhận được quyền lợi và mức giá bán tốt nhất, bạn nên bán tại cửa tiệm hoặc chuỗi cửa hàng của cùng một thương hiệu mà bạn đã mua. Khi bán, bạn đừng quên mang theo các loại giấy mua vàng để việc kiểm tra, xác nhận nguồn gốc, chất lượng và giá trị vàng nhanh chóng.
Quy định về mua bán vàng
Nên bán vàng thời điểm nào? Bên cạnh việc bán vàng trong thời điểm giá tăng cao bất ngờ, nhà đầu tư nên bán vàng vào thời điểm cuối năm cũ - đầu năm mới cả dương lịch và âm lịch sẽ được giá bán cao hơn. Bởi theo quan niệm xưa "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vàng" hay mua vàng vào ngày Thần tài (10/1 Âm lịch) để cả năm may mắn và sung túc, thời điểm cuối năm và đầu năm nhu cầu mua vàng tăng cao, giá vàng vì thế cũng tăng cao, bán sẽ được lợi nhuận tốt.
Ngoài ra, giá vàng tăng - giảm không theo quy luật nhất định, bạn cũng nên theo dõi biến động thị trường kinh tế chung và biến động giá vàng thường xuyên để nắm bắt được thời điểm bán vàng giá cao nhất. Bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu giá vàng sẽ tăng sau:
- Dự báo lạm phát tăng: Khi lạm phát tăng, "đồng tiền mất giá" nhanh hơn, các nhà đầu tư tìm đến kênh đầu tư an toàn và ổn định như vàng để tích lũy tài sản, nhu cầu mua tăng thì giá sẽ có xu hướng tăng.
- Lãi suất USD giảm: Khi đó kênh đầu tư USD sẽ kém hấp dẫn hơn, nhiều nhà đầu tư chuyển sang mua vàng, giá vàng có thể sẽ tăng.
- Tình hình kinh tế có dấu hiệu sụt giảm, suy thoái: Thời điểm này tâm lý của người dân bất an, họ sẽ tìm đến kênh tích lũy, đầu tư tài sản an toàn là mua vàng, giá vàng sẽ tăng.
- Quỹ ETF vàng mua vào nhiều vàng: Các quỹ này thường mua vào với số lượng lớn, đầy cầu vàng tăng, giá vàng cũng tăng theo.