Cây trồng bị ngập nước kéo dài, sẽ gây ra hiện tượng hô hấp kỵ khí, phát triển các vi sinh vật yếm khí sinh ra các chất độc hại đến tế bào của rễ.
Cấp cứu và chăm sóc cây trồng sau lũ lụt là vấn đề được quan tâm hiện nay. Gió lớn và mưa kéo dài khiến nhiều cây bị bật gốc, gãy cành, rụng lá và mất trắng toàn bộ sản lượng quả. Bộ rễ sẽ bị tổn thương, bị hư hại trước sẽ dẫn đến biểu hiện trên thân cành lá. Cây trồng bị ngập lụt có thể thể hiện qua các triệu chứng như lá xanh nhạt, chồi non chậm phát triển, đôi khi lá có màu nâu, khô cháy mép, rụng lá, rụng hoa, rụng quả. Toàn cây bị héo rủ và chết.
Để cải thiện tình hình, có thể thực hiện ngay biện pháp sau: Khi lá cây vẫn còn xanh, đang mang quả, cắt tỉa một phần hoặc toàn bộ để cứu cây. Phun qua lá hỗn hợp vi sinh Rhodo Phos hoặc nước ép rau muống lên men, phun phủ lên lá một lớp mỏng và phun ít nhất 3 ngày/lần để hỗ trợ duy trì cây cho đến khi nước rút.
Sau khi nước rút, cần làm thoát hết nước trong vườn cây. Đối với vườn thấp, dễ đọng nước nên đào mương, đánh rãnh để nước rút xuống càng nhanh càng tốt. Trước tiên là không nên làm gì cho đến khi đất khô. Không vào vườn giẫm đạp lên khu vực dưới gốc cây. Vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống rễ làm cho cây bị ngạt khí và có thể chết. Tuyệt đối không sử dụng phân bón vào thời điểm này.
Sau khi đất khô, cần phá váng bằng cách sử dụng cào, cào nhẹ lớp đất bề mặt vừa khô, nứt nẻ để không khí đi xuống cung cấp oxy cho rễ hô hấp tốt hơn. Sau khi phá váng, tiến hành xử lý toàn bộ bề mặt đất quanh gốc, giúp ổn định pH đất, kích rễ mới và giúp giải phóng các dưỡng chất bị keo đất giữ chặt, hóa giải các độc tố trong đất lưu tồn trong thời gian ngập nước (Ultra-Green + Sitto Fulvix (Sitto Humic Total).
Cắt tỉa cành cho cây thông thoáng, để giảm mất nước và tăng tốc độ ra lá mới. Loại bỏ một phần hoặc toàn bộ quả đối với cây có mang quả. Để cây trồng phục hồi nhanh hơn, cần bổ sung qua lá các dưỡng chất đa, trung, vi lượng hòa tan, amino, chất chiết xuất rong biển (Sitto Fopro 30-10-10+TE, Aminokyto, Kelptale, Alga+K), phun định kỳ 10 ngày/lần cho đến khi lá non mọc thành lá lụa.
Sau khi cây phục hồi hoàn toàn mới sử dụng bón phân rễ nuôi cây và tăng sức đề kháng (Sitto Phat 20-20-15+TE, 16-16-8, Sitto-V Camix.). Phòng trừ nấm bệnh và bổ sung hệ sinh thái vi sinh vật cho đất (Rhodo Phos tưới đất và Sitto Take Off 600 phun qua lá), định kỳ 10-20 ngày/lần.