Số tiền hội phụ huynh kêu gọi đóng góp ngày càng tăng lên, nhiều phụ huynh cảm giác như bị cuốn vào "cuộc chơi của người có tiền".
Ngồi trong cuộc họp phụ huynh của con mà tôi chẳng dám nói lời nào. Dù đã đóng đầy đủ các khoản nhà trường quy định, tôi vẫn bị nhắc khéo "đừng ý kiến" khi là một trong số ba phụ huynh không đồng ý đóng các khoản ủng hộ quỹ phụ huynh.
Với nhiều gia đình, khoản tiền 2 triệu không phải số tiền lớn, nhưng với tôi đó là vấn đề. Chồng tôi bị bệnh, tôi lại vừa sinh con thứ hai nên gia đình rất khó khăn về tài chính.
Trong buổi họp đầu năm, khi hội trưởng hội phụ huynh kêu gọi đóng góp, tôi cũng lăn tăn nhiều, muốn đóng cho xong nhưng điều kiện không cho phép. Cuối cùng tôi quyết định giữ lại 2 triệu, "để mua sữa cho con chứ không đóng góp bừa bãi".
Nghĩ trong đầu là vậy nhưng khi thấy gần 100% phụ huynh đóng góp, lòng tôi cũng bồn chồn, lo lắng. Sau khi chốt danh sách, tôi thở phào vì có thêm 2 vị khác làm "đồng minh". Tuy vậy, suốt buổi họp tôi như mang áp lực vô hình khi thấy mọi ánh mắt đổ dồn về phía mình.
Cũng giống như tôi, anh Lê Văn Cường (40 tuổi, Hà Đông) cũng gặp khó khăn trong việc đóng góp quỹ. Anh là một người mẹ đơn thân, phải chạy xe ôm kiếm triền trang trải cuộc sống. Việc đóng tiền học đầy đủ cho con đã là nỗ lực lớn với anh.
Anh cho biết, anh gần như nhẵn túi, chỉ chừa lại một khoản vừa đủ để hôm sau đóng tiền học cho đứa nhỏ đang học lớp 4. Không ngờ hội phụ huynh phát sinh khoản đóng góp 600.000 đồng/cháu, vượt quá khả năng của anh.
Anh Cường không biết giải thích thế nào, chỉ động viên con: "Thôi chịu khó mấy hôm, bố có tiền sẽ đóng ngay". "Không biết các phụ huynh về nói gì mà con trẻ lại có thái độ như vậy. Chỉ vì mấy trăm bạc mà khiến các con xa lánh nhau, thật không đáng".
Quan điểm của tôi là không đóng góp chi phí lớn, tránh người đóng người không rồi nảy sinh các tâm lý tiêu cực. Tôi mong muốn ban phụ huynh là nơi gắn kết các gia đình, tạo nên điểm tựa vững chắc cho các con học tập, đỡ đần thầy cô trong các hoạt động ngoại khoá.
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, mục đích ra đời và vai trò của hội cha mẹ học sinh rất tốt, rất quan trọng. Thế nhưng nhiều nơi hội lập ra chỉ để thu tiền mà không có đồng thuận cao của phụ huynh, thậm chí không ít khoản đóng góp quá cao, gây áp lực lớn cho phụ huynh không có điều kiện.
Cần rà soát, giám sát trong việc thu chi, nếu như phát hiện có những khoản thu chi không hợp lý phải xử lý ngay. Cần nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu để đủ sức răn đe.