Mặt trời vừa giải phóng một trong những vụ nổ lớn nhất trong những năm gần đây, tạm thời gây mất sóng vô tuyến trên Trái đất và phun ra luồng vật chất vành nhật hoa có khả năng va chạm với Trái đất vào cuối tuần này.
Mặt trời vừa bùng phát một đợt năng lượng mặt trời cấp X mạnh mẽ. Đây là đợt bùng phát mạnh thứ hai trong chu kỳ mặt trời hiện tại, và có thể gây ra hiện tượng cực quang vào cuối tuần tới.
Đợt bùng phát năng lượng mặt trời cấp X xảy ra vào ngày 1/10, do vết đen mặt trời AR3842 gần đường xích đạo mặt trời. Ngọn lửa có cường độ X7,1, và tạo ra một luồng vật chất vành nhật hoa (CME) có khả năng sẽ va chạm vào Trái đất.
Bức xạ từ đợt bùng phát năng lượng mặt trời vừa qua đã ion hóa các phần trên của tầng khí quyển trên, tạo ra tình trạng mất sóng vô tuyến tạm thời ở một số khu vực của Thái Bình Dương, bao gồm Hawaii.
Khi CME tấn công Trái đất, nó có khả năng gây ra sự nhiễu loạn trong từ quyển và hiện tượng cực quang rực rỡ ở vĩ độ thấp bất thường. Một cơn bão địa từ tương tự đã xảy ra vào giữa tháng 8 sau một đợt bùng phát CME khác.
Năm 2024 đã tràn ngập hoạt động của mặt trời. Vào tháng 5, hành tinh của chúng ta đã trải qua cơn bão địa từ mạnh nhất trong 21 năm. Và vào tháng 8, số lượng vết đen mặt trời đạt mức cao nhất trong 23 năm.
Theo SpaceWeatherLive.com, tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, mặt trời đã giải phóng tổng cộng 41 đợt bùng phát năng lượng mặt trời cấp X, nhiều hơn tổng số của chín năm trước cộng lại. Trong vài tháng tới, số lượng bão địa từ và cực quang có thể tăng đột biến hơn nữa khi từ trường Trái Đất liên kết chặt chẽ hơn với gió Mặt Trời.
Nếu một cơn bão như vậy tấn công chúng ta ngày nay, nó có thể phá vỡ cơ sở hạ tầng trên mặt đất và phá hủy hầu hết các vệ tinh của chúng ta, gây ra thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đô la.