Khi nhận được thông tin này, người đàn ông cảm thấy vô cùng hốt hoảng. Ông khẳng định chưa từng giao cuốn sổ này cho ai. Ông cũng không nhận được thông báo về việc tiền đã được rút.
Sự thật phũ phàng sau trường hợp tiền tiết kiệm biến mất
Chị Lý, một giao dịch viên tại một ngân hàng địa phương đã có một sự việc vô cùng khó hiểu với một khách hàng cụ thể. Khoảng 10h sáng ngày 9/3, ông Khương (70 tuổi) đến ngân hàng để rút toàn bộ số tiền tiết kiệm trị giá 2 triệu NDT (khoảng 7 tỷ đồng) đã gửi cách đây 25 năm.

Chị Lý đã tỏ ra cảnh giác khi ông Khương muốn rút số tiền lớn. Cô nghi ngờ cuốn sổ tiết kiệm ông đưa ra có thể là hàng giả do màu sắc mờ nhòe và chất lượng giấy khá mỏng. Để chắc chắn hơn, cô đã nhập thông tin cá nhân của ông Khương vào hệ thống. Điều bất ngờ xảy ra là thông tin trên hệ thống trùng khớp, tuy nhiên số tiền này đã bị rút hết chỉ vài giờ sau khi được gửi vào.

Ông Khương khẳng định đã đến đúng ngân hàng, nhân viên làm thủ tục bình thường và chưa ai được ủy thác rút tiền. Ông cũng không nhận được thông báo nào về việc số tiền bị rút.
Tự nhận ra sự việc vượt quá phạm vi xử lý, chị Lý đã liên hệ với lãnh đạo ngân hàng. Lãnh đạo kiểm tra cuốn sổ tiết kiệm do ông Khương cung cấp và cũng khẳng định đây là sổ giả. Vụ việc được báo cáo đến cảnh sát địa phương.
Sau quá trình điều tra, người thực hiện giao dịch cho ông Khương được xác định là anh Dương, một giao dịch viên đã nghỉ việc từ 2 năm trước. Anh Dương đã cấu kết với một lãnh đạo cấp cao của ngân hàng đánh cắp thông tin và chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm sang tài khoản cá nhân cho mục đích đầu tư. Ban đầu anh Dương có ý vay tạm và cam kết hoàn trả, nhưng do thua lỗ trong đầu tư nên đã trốn tránh trách nhiệm và nghỉ việc.
Trước những bằng chứng bất di bất dịch, tòa án đã ra quyết định buộc ngân hàng phải có trách nhiệm với khách hàng, đồng thời giao dịch viên và lãnh đạo ngân hàng phải hoàn trả số tiền đã đánh cắp và chịu mức phạt theo quy định.