Loại quả này được ví như "thần dược sắc đẹp" nhờ khả năng cung cấp collagen và bảo vệ da khỏi những tác động có hại từ môi trường, tương tự như "kem chống nắng tự nhiên".
Mùa thu là mùa của những trái lựu đỏ rực, thơm ngon. Đây là lúc chị em không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức loại quả bổ dưỡng này để bồi bổ sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp. Lựu đang vào mùa, được bày bán rất nhiều tại chợ, siêu thị và các sàn thương mại điện tử.
Lựu không chỉ là một món tráng miệng thơm ngon mà còn có thể được dùng làm nguyên liệu cho các món salad tươi mát, hoặc ép thành nước uống bổ dưỡng, giúp thanh lọc cơ thể và tăng cường sức khỏe. Loại quả này được ví như "thần dược sắc đẹp" nhờ khả năng cung cấp collagen và bảo vệ da khỏi những tác động có hại từ môi trường, tương tự như "kem chống nắng tự nhiên".
Theo một nghiên cứu từ các nhà khoa học tại Murcia, Tây Ban Nha, quả lựu không chỉ có khả năng tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn giúp duy trì nét thanh xuân lâu dài. Đặc biệt, lựu là loại quả tốt ngang với "kem chống nắng tự nhiên". Chất chống oxy hóa trong lựu mạnh hơn 3-4 lần so với trà xanh hay rượu vang đỏ, giúp trung hòa các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa tổn thương da do tia UV và giảm thiểu nguy cơ lão hóa sớm.
Lựu cũng rất giàu vitamin C, một dưỡng chất quan trọng cho quá trình sản xuất collagen trong cơ thể, giúp làn da luôn căng mịn, đàn hồi và rạng rỡ. Loại quả này được ví như "thần dược sắc đẹp" nhờ khả năng cung cấp collagen. Nhờ chứa punicalagins - một hợp chất độc đáo giúp duy trì và bảo vệ lượng collagen tự nhiên, lựu trở thành "người bạn" không thể thiếu trong chế độ chăm sóc da của phụ nữ.
Ngoài ra, lựu còn chứa nhiều dưỡng chất quý giá khác như vitamin E, beta-carotene, kẽm, selen, polyphenol, những chất này không chỉ giúp ngăn ngừa lão hóa mà còn hỗ trợ chống lại các bệnh tim mạch, Alzheimer và ung thư. Trong Đông y, quả lựu được sử dụng như 1 loại thần dược. Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vỏ lựu, rễ lựu, hoa lựu đều có tác dụng chữa bệnh. Các bài thuốc từ lựu được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh như tiêu chảy, tẩy giun, viêm tiền liệt tuyến và chữa sâu răng.
Tuy nhiên, khi sử dụng lựu, chúng ta cần lưu ý 3 điểm quan trọng: không nên ăn quá nhiều, tương tác với thuốc và không nên uống nước lựu khi đói. Lựu chứa lượng đường tự nhiên khá cao, do đó người mắc bệnh tiểu đường hoặc những ai cần kiểm soát lượng đường nên ăn vừa phải. Nghiên cứu cho thấy lựu có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc chống đông máu như warfarin. Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn lựu thường xuyên. Nước ép lựu khá chua, có thể gây kích ứng dạ dày nếu uống khi đói. Bạn nên ăn lựu hoặc uống nước ép lựu sau khi đã ăn nhẹ để tránh ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.