Ngành công nghiệp bán dẫn đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, và Việt Nam đang được kỳ vọng sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.
Ngành công nghiệp bán dẫn đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 14% từ năm 2001 đến 2021. Theo Hiệp hội công nghiệp bán dẫn SIA, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu dự kiến đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các sản phẩm điện tử phức tạp.
Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Với vị trí chiến lược ở Đông Nam Á, điều kiện tự nhiên thuận lợi với trữ lượng đất hiếm lớn, và hệ thống chính trị ổn định, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư bán dẫn. Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn với những chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư hấp dẫn.
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp bán dẫn được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển. Thị trường bán dẫn Việt Nam dự kiến sẽ đạt 7,01 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm khoảng 6,69% trong giai đoạn 2023 - 2028.
Nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển ngành bán dẫn. Ước tính nhu cầu thế giới sẽ cần tăng thêm hơn 1 triệu nhân sự vào năm 2030 cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói và kiểm thử chip. Để đáp ứng nhu cầu này, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành xây dựng kế hoạch hành động và chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam, trong đó đề án phát triển nguồn nhân lực 50.000 kỹ sư, chuyên gia cho ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2030 đã được xây dựng.
Phấn đấu đến năm 2050, đáp ứng đủ nhu cầu tại Việt Nam về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Với sự đầu tư và phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam có thể trở thành một nước dẫn đầu trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.