Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Quảng Ngãi chú trọng triển khai, hằng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm, đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh hiện vẫn ở mức khá cao so với các tỉnh trong khu vực có nhiều tương đồng về điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Thực trạng này, đòi hỏi tỉnh cần có giải pháp hiệu quả để kéo giảm tỷ lệ nghèo đa chiều.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tỷ lệ nghèo đa chiều vẫn còn ở mức cao, chiếm 11,1%, đứng thứ 13/14 tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung. Con số này bao gồm 6,13% hộ nghèo và 4,97% hộ cận nghèo. Ngay cả sau hai năm thực hiện công tác giảm nghèo, tỷ lệ này vẫn chưa có tín hiệu giảm đáng kể.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đa chiều này đa phần là do nhiều hộ gia đình thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Chỉ số thiếu hụt bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ 63,37%, việc làm chiếm 31,79%, chất lượng nhà ở 31,87% và nhà tiêu hợp vệ sinh 59,57%. Ngoài ra, tỷ lệ hộ gia đình thiếu dịch vụ viễn thông cũng khá cao, lên đến 55,92%.
Cùng với đó, tỉnh cũng ghi nhận tình trạng phát sinh mới hộ nghèo, với 722 hộ nghèo năm 2022 và 579 hộ nghèo năm 2023. Trong đó, huyện Sơn Hà là địa phương có tỷ lệ phát sinh hộ nghèo cao nhất.
Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ngãi, một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quy mô kinh tế của tỉnh đứng thứ hạng cao so với các tỉnh trong khu vực nhưng tỷ lệ hộ nghèo lại đứng áp chót. Mặt khác, bộ công cụ đánh giá xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản còn nhiều bất cập.
Sự thiếu hụt này khiến cho việc đánh giá và phân loại hộ nghèo gặp nhiều khó khăn. Họ gia đình không mua sắm tài sản dẫn đến ước lượng thu nhập thấp dưới mức chuẩn nghèo; thu nhập bình quân của hộ gia đình sử dụng phương pháp ước lượng thu nhập từ việc chấm điểm tài sản và đặc điểm của hộ gia đình nên tổng số điểm được rà soát trong hộ cao, dẫn đến ước lượng ra thu nhập của hộ gia đình thấp dưới mức chuẩn nghèo.
Bên cạnh đó, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo còn có tư tưởng không muốn thoát nghèo, thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, không tích cực lao động, sản xuất để tăng thu nhập, mua sắm tài sản trong hộ để tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Để giải quyết tình trạng này, tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể đối với các địa phương, bao gồm việc rà soát, phân loại cụ thể và công khai nhóm đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo có khả năng lao động. Tỉnh cũng cam kết tăng cường hỗ trợ tốt hơn cho các hộ nghèo này, đồng thời nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân.
Nguồn cấp tin tức: