Sáng 24-10, Quốc hội thảo luận về Luật Công đoàn (sửa đổi) tại hội trường. Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, thay mặt ban soạn thảo, đã giải trình một số nội dung đại biểu quan tâm.
Sáng 24-10, Quốc hội đã tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, thảo luận về Luật Công đoàn (sửa đổi). Ông Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, thay mặt ban soạn thảo, đã giải trình một số nội dung đại biểu quan tâm.
Luật Công đoàn (sửa đổi) phải đảm bảo quán triệt các quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, phù hợp với Hiến pháp năm 2013. Dự thảo luật đã kế thừa và giữ nguyên những nội dung đã khẳng định được tính hợp lý, ổn định, hiệu quả trong quá trình thực hiện vừa qua. Ngoài ra, dự thảo luật cũng đã tham khảo và tiếp thu, chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế.
Về gia nhập và hoạt động Công đoàn của người lao động là người nước ngoài, dự thảo luật đã quy định phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và xu thế hội nhập quốc tế. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cụ thể để hạn chế những tác động tiêu cực (nếu có) khi cho phép họ gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Ngoài ra, dự thảo luật cũng đã quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục gia nhập Công đoàn của tổ chức, của người lao động tại doanh nghiệp. Về vấn đề tài chính Công đoàn, sẽ có các quy định chi tiết của Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn thực hiện.
Về vấn đề kinh phí Công đoàn, tuyệt đại đa số các đại biểu đồng tình với mức thu 2%. Theo dự thảo luật, kinh phí Công đoàn được để lại tại Công đoàn cơ sở hiện hành hiện nay đang là 75% để chăm lo cho người lao động. Thậm chí, nhiều chủ doanh nghiệp tại các doanh nghiệp có chế độ phúc lợi cao hơn, có lợi cho người lao động.
Cuối cùng, ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã thiết kế tại Điều 30 một điều khoản mới so với Luật Công đoàn (2012), đó là vấn đề miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí Công đoàn. Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận và quyết định trong kỳ họp này.
Nguồn cấp tin tức:
Từ khoá: