Nghiên cứu về vị trí đặt bình hoa trên bàn thờ và nguyên tắc "Đông bình Tây quả" trong phong thủy.
Vào các ngày lễ, ngày Rằm, mùng 1, giỗ chạp... Hoa tươi là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ. Việc đặt ít nhất một bình hoa tươi trên bàn thờ thể hiện lòng thành của con cháu gửi tới tổ tiên, thần linh, vừa mang ý nghĩa của sự thu giữ, tích tụ tài lộc. Tuy nhiên, việc đặt bình hoa trên bàn thờ không được thực hiện tùy tiện.
Trong phong thủy, bình hoa trên bàn thờ cần được đặt ở vị trí thích hợp để tăng vượng khí và tài lộc. Một nguyên tắc quan trọng cần được lưu ý là "Đông bình Tây quả", tức là bình hoa để ở phía Đông và hoa quả để ở phía Tây. Nguyên tắc này xuất phát từ quy luật tự nhiên, mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, cây cối phải đơm hoa rồi mới kết trái.
Để xác định phải - trái trên bàn thờ theo hương Đông - Tây, gia chủ làm như sau: Đứng từ trong bàn thờ nhìn ra, bên trái của ông bà được coi là phía Đông (bên tả), bên đối diện (tức bên phải của ông bà) được coi là phía Tây (bên hữu). Theo cách xác định hướng này, bình hoa sẽ để ở bên trái bàn thờ, mâm ngũ quả để ở bên phải.
Theo nguyên tắc "Đông bình Tây quả", lọ hoa trên bàn thờ sẽ được đặt ở bên trái, không đặt ở bên phải (với bàn thờ chỉ sử dụng một lọ hoa). Gia chủ cần chú ý xác định hướng chính xác, tránh để bình hoa ở bên phải còn mâm ngũ quả ở bên trái.
Ngoài ra, cần lưu ý một số điểm khi để bình hoa trên bàn thờ. Bình hoa là vật phẩm thờ cúng không thể thiếu để tăng sự trang trọng, linh thiêng cho không gian thờ cúng. Nếu bàn thờ nhỏ, nhất là dạng bàn thờ treo, gia chủ có thể chỉ cần sử dụng một bình hoa và đặt nó ở bên trái bàn thờ. Nếu bàn thờ đủ rộng, gia đình có thể dùng loại bình hoa lớn hơn và đặt hai bình ở hai bên đối xứng nhau để tạo ra sự cân đối. Bình hoa trên bàn thờ cũng cần đảm bảo sự thẩm mỹ, đủ vững chãi, chất lượng tốt. Khi cắm hoa, gia chủ cần dùng hoa tươi, không dùng hoa khô, hoa giả. Khi hoa héo, cần nhanh chóng đem bỏ hoa đó đi, không để lâu trên bàn thờ.