Sẽ chú trọng khai thác không gian ngầm, phát triển các đô thị vệ tinh giảm tải cho đô thị trung tâm.
Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, với mục tiêu phát triển 5 đô thị tầm cỡ quốc tế. Theo quy hoạch, Hà Nội, TP HCM và các thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được phát triển thành các đô thị năng động, sáng tạo và dẫn dắt, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu trên, hệ thống đô thị Việt Nam sẽ được phát triển theo mô hình mạng lưới, phân bố hợp lý tại các vùng kinh tế - xã hội. Đây sẽ là đô thị trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, huyện và cụm xã nông thôn. Mạng lưới đô thị quốc gia sẽ được phát triển dọc theo hai hành lang kinh tế quốc gia, gắn với chiến lược biển và đường Hồ Chí Minh, hành lang vành đai biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia.
Việt Nam sẽ phấn đấu có ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, với vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Đến năm 2050, hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh.
Hệ thống đô thị trên cả nước phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Đô thị thực sự trở thành hạt nhân tăng trưởng, động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong mỗi địa phương, mỗi vùng miền và cả nước.
Nguồn cấp tin tức:
Từ khoá: